Dị ứng
Dị ứng không phải là một bệnh cụ thể. Đó là trạng thái mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta phản ứng với các kích thích thông thường bằng một phản ứng phòng thủ phóng đại không chủ ý.
Hầu như tất cả chúng ta đều biết đến dị ứng, chính mình bị hoặc người khác, trường hợp thứ hai chắc chắn là dễ chịu hơn. Tôi sẽ cố gắng tiếp cận vấn đề trong bài viết này, vì đây là một đề tài rất phức tạp và để viết một bài viết ngắn về dị ứng gần như là không thể. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng tìm hiểu về vấn đề này. Hãy bắt đầu bằng cách giải thích các thuật ngữ dị ứng, dị ứng viêm da atopy và chất gây dị ứng.
Dị ứng(Alergie) không phải là một bệnh cụ thể. Dị ứng là một trạng thái, khi hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng quá mức so với bình thường để chống lại với chất vô hại thông thường. Phản ứng này có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác nhau và gây nguy hiểm đến cả tính mạng. Dị ứng có thể bị mắc phải, hoặc dị ứng di truyền, được gọi là dị ứng atopy.
Viêm da atopy là giả định gen di truyền dẫn đến dị ứng. Người dị ứng atopy(hoặc atopik) hoàn toàn khỏe mạnh và không có triệu chứng dị ứng gì, nhưng các xét nghiệm đặc biệt có thể kích hoạt phản ứng quá mức hệ miễn dịch của người bệnh. Trong suốt cuộc đời người dị ứng atopik, bất cứ lúc nào atopycó thể chuyển thành dị ứng - tức là người bệnh bắt đầu có những biểu hiện dị ứng. Số lượng người dị ứng atopiktrong dân số của chúng ta rất lớn, ước tính khoảng 40%. Rất khó tìm ra con số chính xác, vì người dị ứng atopikkhông có biểu hiện dị ứng nào.
Chất gây dị ứng(Alergen) là chất kích thích (thường là một chất nhất định được xác định về mặt hóa học), có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các chất gây dị ứng thông thường bao gồm phấn hoa, bụi, bọ ve, tuyến bã nhờn từ vật nuôi, thuốc, nọc độc rắn và côn trùng và thức ăn.
Phản ứng dị ứng về cơ bản chia thành hai dạng - cấp tính và mãn tính.
Phản ứng cấp tính là do chất gây dị ứng tác động đến cơ thể chúng ta. Thoạt nhìn, lần đầu tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ không có phản ứng nào cả. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện vẻ ngoài, lần tiếp xúc đầu tiên cơ thể chúng ta „chỉ“ chuẩn bị phản ứng dị ứng. Khi lần đầu tiếp xúc với chất gây dị ứng, các tế bào lympho B được kích hoạt, tương tác với các tế bào plasma và bắt đầu sản xuất một số lượng kháng thể lớn loại IgE, nhạy cảm với chất gây dị ứng. Những kháng thể này liên kết với tế bào mast và đó là xong. Mặc dù chúng ta không có triệu chứng gì, nhưng cơ thể của chúng ta đã sẵn sàng chuẩn bị phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng vào lần sau. Rất có thể chúng ta sẽ tiếp xúc lại với chất gây dị ứng này. Một khi điều này xảy ra, các phân tử này liên kết ngay với kháng thể IgE, vốn đã được tổ chức trên bề mặt của các tế bào mast. Lúc đó từ thể hạt của các tế bào này phóng thích ra nội tiết (các chất hóa học gây viêm với histamine). Những chất này gây ra các biểu hiện phản ứng dị ứng khác nhau, phụ thuộc vào các mô xunh quanh phản ứng kích hoạt. Điều quan trọng là tác động những chất này lên các thành mạch máu và tăng tính thấm của chúng với dịch máu. Khi chất lỏng di chuyển từ mạch máu đến mô xung quanh thường tạo thành vết sưng. Phản ứng cấp tính có thể trở lại vị trí ban đầu và sau khi cơn phản ứng dị ứng giảm dần, mọi thứ trở lại trạng thái bình thường. Các biểu hiện mãn tính phát triển thành các cơn phản ứng dị ứng thường xuyên và tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng. Các hiệu ứng viêm trung gian phát ra trong cơn phản ứng dị ứng ảnh hưởng lâu dài đến các mô xunh quanh và làm tổn thương chúng. Kết quả là làm cho chức năng của mô xunh quanh bị rối loạn. Thật không may, trái ngược với phản ứng cấp tính, rối loạn mãn tính là vĩnh viễn.
Vì sao chúng ta bị dị ứng?Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Đơn giản là một lần tiếp xúc chất gây dị ứng, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ chống lại và lần tiếp xúc sau với chất đó sẽ phản ứng dị ứng. Dị ứng có thể phát sinh ra ở mọi lứa tuổi, kể cả phản ứng với những chất mà chúng ta chưa từng bị dị ứng trước đây. Nhiều lần bạn đã từng bị ong đốt khi còn nhỏ và bạn không cảm thấy gì? Nó không có nghĩa gì, vì có thể lần sau khi bị đốt bạn mới thấy phản ứng dị ứng phát sinh. Tương tự như vậy, dị ứng có thể tự biến mất. Trước đây bạn từng bị dị ứng phấn hoa và bây giờ thì không? Điều đó là bình thường.
Các biểu hiện phản ứng dị ứng rất đa dạng và không liên quan đến việc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ví dụ, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng trong thực phẩm, có thể ảnh hưởng đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, cũng như có thể phản ứng dị ứng da hoặc toàn thân. Ngoài ra, các triệu chứng có thể kết hợp phản ứng nhiều cách khác nhau. Theo các biểu hiện cụ thể, chúng ta có thể phân biệt các trạng thái bệnh phát sinh từ phản ứng dị ứng. Như bệnh: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay, viêm da dị ứng, các biểu hiện dị ứng đường tiêu hóa (thường là tiêu chảy), viêm kết mạc dị ứng (ngứa + đỏ mắt, thường là sổ mũi), về sốc phản vệ chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn, vì giống như bệnh hen phế quản, có thể đe dọa đến tính mạng. Đó là phản ứng nghiêm trọng tổng thể của cơ thể với chất gây dị ứng. Đó là đặc trưng bệnh hen suyễn (bệnh nhân khó thở) và ngoài ra, phản ứng dị ứng thấm nhanh vào thành mạch máu. Dung dịch máu rò rỉ vào các mô xung quanh mạch máu (vết sưng tấy bắt đầu tạo ra) và hệ tuần hoàn bị rối loạn. Kết quả là các mô xung quanh không có oxy và đó là xong – bệnh nhân chết rất nhanh. Dạng phản ứng dị ứng này gây tử vong và có thể xảy ra mà không cảnh báo trước. Ví dụ điển hình là nọc độc của ong đốt hoặc ong bắp cày. Bệnh nhân bị chích liều độc nhỏ, sẽ không thể đầu độc được bệnh nhân. Nhưng chất độc cũng là chất gây dị ứng mạnh với bệnh nhân này, và bệnh nhân chết vì sốc phản vệ sau khi bị đốt.
Chẩn đoán: Trước khi chẩn đoán, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu phản ứng, từ đó chúng ta có thể chẩn đoán. Thông tin về gia đình bệnh nhân cũng rất quan trọng. Điều quan trọng để theo dõi tình trạng là khi nào bệnh nhân cảm thấy triệu chứng bệnh, bằng cách này chúng ta cố gắng tìm ra chất gây dị ứng. Ngoài đặt những câu hỏi về bệnh sử, chúng ta có thể kiểm tra bệnh nhân bằng những phương pháp khác. Như xét nghiệm dị ứng trong máu, chúng ta tìm mức độ kháng thể loại E (kháng thể IgE, như đã đề cập trên), chất gây dị ứng đặc hiệu cho những người bị dị ứng. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là xét nghiệm phản ứng trên da. Các xét nghiệm này do bác sĩ chuyên khoa dị ứng thực hiện bằng cách đâm nhẹ lên da bệnh nhân một lượng mẫu nhỏ chất gây dị ứng. Sau một thời gian nhất định (khoảng vài phút) sẽ kiểm tra chất gây dị ứng phản ứng trên da. Nếu dưới ô mẫu cụ thể có xuất hiện phản ứng viêm trên da, có nghĩa cơ thể phản ứng quá mẫn với chất gây dị ứng đó.
Phòng ngừa: Về cơ bản chúng ta chưa có biện pháp phòng ngừa chính xác đối với phản ứng dị ứng. Có lẽ có một số biện pháp phòng ngừa là kích thích hệ miễn dịch thích hợp trong thời thơ ấu. Có nghĩa là không nên chăm nuôi trẻ trong môi trường sạch sẽ, hoàn toàn vô trùng. Môi trường vô trùng không đủ kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, sau đó hệ miễn dịch có thể bắt đầu phản ứng quá mẫn với những chất hoàn toàn bình thường, đó là phản ứng dị ứng. Không ai nói rằng, nên chăm nuôi trẻ nhỏ trong môi trường bụi bẩn, nhưng cái gì cũng không nên quá mức. Một khi đã phát hiện ra chất gây dị ứng và phản ứng dị ứng cụ thể, tốt nhất là tránh chất gây dị ứng đó, nếu có thể.
Điều trị: Nếu phản ứng dị ứng nhẹ - đỏ mắt, sổ mũi, ngứa da, v.v. - có thể sử dụng thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine chống lại tác động của histamine, một chất quan trọng gây phản ứng dị ứng. Bao gồm các loại thuốc cũ như Dithiaden. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ dàng gây buồn ngủ và không thích hợp cho người lái xe. Các thế hệ thuốc mới có hiệu quả hơn và đồng thời không có tác dụng làm giảm chấn.
Thuốc kháng histamine không đủ mạnh khi bệnh nhân phản ứng phản vệ. Trong trường hợp này, phải tiêm thuốc adrenaline (để giữ máu tuần hoàn - chẳng hạn như thuốc EpiPen) và thuốc corticosteroid, chất ức chế miễn dịch (imunosupresiva).
Tên thuốc kháng histamine sẽ ít ai biết đến, nhưng ví dụ như Fenistil, Dithiaden hay Kinedryl chẳng hạn, hầu hết nhiều người sẽ biết đến thuốc chống say xe, hoặc thuốc prothazin. Đấy là thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên.
Hiện nay đang được sử dụng ba loại thế hệ thuốc. Loại thuốc này dùng để uống, có tác dụng phụ tương đối mạnh, như trầm cảm, buồn ngủ và thiếu tập trung. Các loại huốc thế hệ đầu tiên không được kết hợp với rượu.
Thế hệ thứ hai là các hoạt chất cetirizine (Analaergin, Zyrtec, Zodac), loratadine (Flonidan + Claritine) ưu điểm các loại thuốc này là giảm chấn nhẹ và gây ít buồn ngủ hơn so với thuốc thế hệ thứ nhất.
Thế hệ thứ ba bao gồm thuốc levocetirizine, được gọi là Cezera, Zenaro, Xyzal, desloratadine (Aerius) và mới nhất là bilastine (Xados). Có hiệu ứng và tối thiểu tác dụng phụ, các loại thuốc này được xếp hàng đầu trong lĩnh vực thuốc chống dị ứng.