Phế cầu khuẩn
Phế cầu thuộc họ vi khuẩn liên cầu, đồng thời thuộc nhóm nguyên nhân gây nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em và người già.
Các loại liên cầu phổ biến nhất bao gồm streptococcus pneumoniae (một loại phế cầu nổi tiếng và đáng sợ nhất), tiếp theo là streptococcus pyogenes, s. Agalactiae, s. Mutans và những loại khác.
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn. Tại Cộng hòa Séc các bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, không may nhóm này cũng có tỷ lệ tử vong cao nhất là 24,5%. Viêm phổi do phế cầu khuẩn dễ lây lan và được truyền qua đường hô hấp khi ho và hắt hơi ra các hạt nước bắn (lây lan qua không khí). Những người tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và chăm sóc bản thân tổng thể cũng có thể bị lây nhiễm bệnh viêm phổi. Nguy cơ đối với những người trên 65 tuổi chủ yếu là các thành viên trong gia đang mang mầm bệnh (những người có vi khuẩn trong cơ thể nhưng không bị bùng phát dịch bệnh), hoặc khi ở trong các cơ sở y tế hoặc tại viện dưỡng não.
Ngoài ra những bệnh nhân mắc các bệnh lâu dài như tim mạch (cao huyết áp, tình trạng sau nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, v.v.) bị tăng nguy cơ nhiễm trùng, tiếp theo là những người mắc các bệnh hô hấp mãn tính (COPD, hen suyễn), ung thư, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (thuốc ức chế miễn dịch), người hút thuốc, người uống nhiều rượu, người bị đái tháo đường.
Năm 2015, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm cả viêm phổi, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba trên thế giới. Có tới tận 20% người lớn chết vì bị viêm phổi do phế cầu khuẩn (trên toàn thế giới).
Và bây giờ là một số thông tin tích cực hơn. Bệnh phế cầu khuẩn có thể điều trị với sự trợ giúp của thuốc kháng sinh và nếu điều trị sớm và không bị bệnh nào khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh thì hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều sống sót. Cần lưu ý rằng hầu hết là những người trẻ khỏe mạnh. Những người trên 65 tuổi do nguy cơ lây nhiễm cao gấp 9 lần nên các hãng bảo hiểm y tế đã quyết định chi trả cho việc chủng ngừa bệnh phế cầu ở độ tuổi này. Bạn có thể đặt lịch tiêm chủng tại phòng khám của chúng tôi. Tại phòng khám chúng tôi không có nhiều vắc xin do giá cao, nhưng chúng tôi sẽ tự động đặt hàng mới khi hết vắc xin. Không giống như tiêm phòng cúm, vắc xin chống phế cầu chỉ cần tiêm một lần mà không cần tái chủng. Vì những nguy cơ nêu trên, tôi muốn khuyến khích những người trên 65 tuổi nắm bắt cơ hội này để được tiêm chủng miễn phí.
Vấn đề về viêm phổi do liên cầu khuẩn và phòng ngừa bằng cách tiêm chủng đã được giải thích.
Nhưng liên cầu khuẩn có thể gây ra các vấn đề gì khác trong cơ thể chúng ta?
Nhiễm trùng mũi họng đường hô hấp- từ viêm amiđan, đến viêm xoang, viêm phế quản đến viêm phổi đã được nêu trên.
Viêm tai giữa - tình trạng rất khó chịu và đau đớn.
Viêm não - màng não. Đây là tình trạng chết người phải được điều trị kịp thời bằng kháng sinh mạnh.
Nhiễm trùng da và dưới da- trong khi tụ cầu gây ra tình trạng viêm da có mủ và giới hạn rõ ràng thì liên cầu gây nhiễm trùng có mủ không giới hạn và có xu hướng lan vào máu và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết (khi khác tôi sẽ nói về vấn đề này). Một số bệnh nhiễm trùng có thể nghiêm trọng đến mức các mô bị nhiễm trùng gần như tan biến, trong trường hợp này chúng ta nói đến "vi khuẩn ăn thịt người".
Viêm xương và khớp - thường do tụ cầu gây ra, nhưng cũng có thể là liên cầu.
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - tình trạng viêm các khoang bên trong tim và van tim, thường bị khi tình trạng nhiễm trùng được điều trị không tốt hoặc tình trạng nhiễm trùng không điều trị do vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu gây ra. Trường hợp phổ biến hơn một chút là do tụ cầu gây ra.
Sốt thấp khớp - đây không phải vì bị nhiễm trùng, mà là hậu quả của việc nhiễm trùng liên cầu đang bị hoặc mới bị gần đây. Đây là một rối loạn tự miễn dịch thường ảnh hưởng đến tim và khớp.
Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn (từ tiếng Hy Lạp nephrosis = thận) - lại không là hậu quả nhiễm trùng của bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, cũng như trong trường hợp trước, viêm tự miễn dịch được phát sinh ra dẫn đến tổn thương thận với tình trạng viêm các đơn vị lọc thận (cầu thận - từ glomus từ tiếng Latinh, bóng glomeris). Bệnh phát triển với các triệu chứng của hội chứng thận hư và thường tự khỏi sau vài tháng.
Và cuối cùng là một vấn đề nhỏ về hệ thần kinh - chứng múa giật Sydenham - một bệnh thần kinh ít phổ biến mà đôi khi phát sinh ra khi bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn không được điều trị. Giống như bệnh sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận, phản ứng mạnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng múa giật (cử động xoắn ngắn, nhanh và không đều, thường không kiểm soát được theo ý muốn)